Vùng nguyên liệu

 

Các nguyên liệu trong CO-DI được trồng tự nhiên tại Việt Nam, là các loại nguyên liệu được thiên nhiên hào phóng ban tặng cho Việt Nam. Vùng đất trồng rất phong phú trãi dài từ Miền Bắc cho đến Miền Nam.

Nguyên liệu chọn lực từ vùng trồng và thu hoạch theo GAP (Thực hành Nông nghiệp Tốt), đảm bảo truy xuất nguồn gốc toàn bộ quy trình. Chúng tôi hợp tác chặt chẽ và quan hệ đối tác giữa các trang trại, các nhà khoa học để đảm bảo nguồn cung nguyên liệu.

DỪA

Tên khoa học: Cocos nucifera

Thành phần: có chứa 1-2% oza và polyol, các axit hữu cơ (axit malic) và  rất nhiều axit amin khác: diphenyl 1-3ure [1]

Nước dừa giàu ion vô cơ như Kali (290 mg %), Natri (42 mg %), Canxi (44 mg %), Magie (10 mg %), Phốt pho (9,2 mg %),… Nồng độ của các chất điện giải này cung cấp áp suất thẩm thấu bằng với áp suất thẩm thấu trong máu và không ảnh hưởng tới quá trình đông máu [2]. Nước dừa còn có tác dụng giải độc khoáng chất vi lượng và làm giảm nhẹ triệu chứng nhiễm độc khi dùng thuốc quá liều. Nước dừa còn giúp ta hấp thu thuốc tốt hơn và đạt nồng độ đỉnh dễ hơn thông qua các chất điện giải, tương tự như cơ chế fructose hấp thụ nhanh vào cơ thể [16]. Hoạt tính kháng khuẩn của nước dừa có công dụng trong y học, được xem như thức uống tốt cho bệnh nhân tả vì hàm lượng muối saline và albumin của nó; nhiễm trùng tiết niệu và tiêu chảy. Nồng độ Kali dồi dào trong nước dừa có tác dụng bảo vệ tim mạch [3].

Nồng độ Kali cao trong nước dừa được báo cáo có thể làm giảm huyết áp. Tác dụng chống oxi hóa của các axít amin L-arginine (30 mg/dL) có trong nước dừa có tác dụng chống tạo ra các gốc tự do. Ngoài ra trong nước dừa còn có Vitamin C (15 mg/100mL) có tác dụng giảm quá trình peroxy hóa lipid. Hiệu quả hoạt tính bảo vệ gan của nước dừa được chứng minh từ các nghiên cứu mô bệnh học của gan, không cho thấy bất kỳ thâm nhiễm hoặc hoại tử mỡ nào, như được quan sát thấy ở chuột gây nhiễm CCl4 [4]. Ngoài tác dụng chống lão hoá và chống ung thư, Kinetin có trong nước dừa còn có khả năng chống kết tập tiểu cầu, và có thể là tác nhân tiềm năng để điều trị huyết khối động mạch. Kinetin ức chế kết tập tiểu cầu, từ đó có thể chống đông máu [15].

Hiệp hội Dừa Bến Tre (Ben Tre Coconut Association - BTCA) là gì?

Chúng tôi lấy nguồn Dừa từ vườn dừa Organic ở Bền Tre. Vườn dừa không sử dụng phân hóa học, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nguồn gốc hóa học, không chăn thả gia súc gia cầm và không sử dụng cầu cá trong vườn dừa.

Lợi ích kép từ trồng dừa organic

BẾN TRE trở thành thủ phủ dừa của Việt Nam với công nghiệp chế biến dừa có giá trị gia tăng cao tầm cỡ khu vực Đông Nam Á, Châu Á. Đất trồng dừa được chuyển đổi hữu cơ từ 2-3 năm theo tiêu chuẩn hữu cơ Mỹ và Châu Âu. 

Bến Tre là cù lao cuối cùng nhận phù sa của dòng Mekong trước khi chảy ra biển cả, vùng nước lợi, đất sét và bùn màu mỡ, giàu mùn, cùng nhiều kháng khuẩn tốt tạo điều kiện thuận lợi cho dừa phát triển xanh tươi, năng suất ra trái và chất lượng trái cao hơn các vùng khác.

Trong CO-DI chúng tôi gọi Dừa là “trái làm xanh lá phổi của bạn”

 


GỪNG

Tên khoa học: Zingiber officinale Rose

Thành phần hóa học: trong gừng có chứa tinh dầu, chất nhựa dầu, chất béo, tinh bột và các chất cay như zingeron, zingerola và shogaola [1].

Gừng là một loại thực vật hay được làm gia vị, thuốc. Trong gừng có các hoạt chất Zingiberen, chất nhựa, chất cay và tinh bột. Ngoài ra gừng còn có thành phần khác như vitamin (B1,B2,B3,B5,B6,B9, vitamin C), chất khoáng (kali, magie, photpho, sắt, canxi, kẽm).

Gừng (Zingiber oficinale) là một cây thảo dược từ lâu đã được dùng nhiều trong y học cổ truyền với tác dụng ôn trung tán hàn, hồi dương, táo thấp tiêu đàm. Chủ trị trong đau bụng lạnh, đầy trướng không tiêu, nôn mửa, ỉa chảy, tứ chi lạnh đàm ẩm, ho suyễn. Gừng cũng là gia vị phổ biến trong món ăn hàng ngày.

Gừng là một trong những ví dụ cổ điển về loại thảo mộc không chỉ được sử dụng trong chế biến ẩm thực mà còn có ý nghĩa về mặt y học độc đáo do khả năng chống oxy hoá, kháng khuẩn và chống viêm của nó. Các phần cay của gừng cụ thể là gingerols, shogaols, paradols và các thành phần dễ bay hơi như sesquiterpenes và monoterpenes  được cho là có tác dụng tăng cường sức khoẻ có liên quan đặc biệt đến chống ung thư dinh dưỡng miễn dịch, tiềm năng chống oxy hoá và chữa bệnh tim mạch [5], [6]

Hiện nay trên thế giới có nhiều nghiên cứu liên quan đến đặc tính kích thích tăng cường miễn dịch giúp bảo vệ vật chủ chống lại các bệnh nhiễm trùng cơ hội [7]. Bên cạnh đó nghiên cứu đánh giá tác dụng tăng cường miễn dịch tự nhiên cải thiện phản ứng miễn dịch cơ thể của gừng (Zingiber oficinale), tỏi (Allium sativum), thìa là đen (Nigella sativa) đưa vào chế độ ăn uống hằng ngày để tăng cường miễn dịch cho cơ thể [8]Gừng còn được nghiên cứu chung với hoa cúc dại lá tím (Echinacea angustifolia DC) để bào chế dạng viên nang mềm chứa sự kết hợp của E. angustifolia DC. và Z. officinale Roscoe giúp điều hoà và tăng cường miễn dịch chống viêm [9].

Gừng Việt Nam cay nồng, thơm một hương vị đặc trưng. Gừng được trồng khá phổ biến tại các tỉnh phía Bắc (Lạng Sơn) vào Nam (Cà Mau…).

Nguồn Gừng, chúng tôi lấy trang trại gừng Tiền Giang, Gừng Huế


SẢ

Tên khoa học: Cymbopogon nardus L.

Thành phần hóa học: Tinh dầu với thành phần chủ yếu là Cetronellal và genariola.

Theo Đông y, cây sả còn có tên gọi khác là hương mao hay cỏ chanh. Cây sả được sử dụng rộng rãi như là một loại cây thuốc và gia vị. Thành phần chính trong tinh dầu sả là citral. Cây sả được ví như một “kho báu” tinh dầu. Lá sả chứa 0,4-0,8% tinh dầu dễ bay hơi, thành phần chính của thân cây sả chứa 75-85% hương thơm mùi chanh tự nhiên và các tinh chất đặc biệt khác. Củ sả chứa 1 – 2% tinh dầu màu vàng nhạt, thơm mùi chanh mà thành phần chủ yếu là citral (65 – 85%), geraniol (40%) [1].

Theo Đông y, cây sả vị the, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, thông tiểu tiện và tiêu thực. Sả được dùng chủ yếu làm thuốc chữa cảm sốt, đầy bụng, tiêu chảy…Ngoài ra, người ta cũng sử dụng sả để diệt vi sinh vật (mầm bệnh) và như một chất làm săn chắc da dạng nhẹ. Hợp chất citral có trong sả giúp tiêu diệt các tế bào ung thư và không làm tổn hại đến các tế bào khỏe mạnh khác. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu khác còn cho thấy sả có chứa beta-carotene-1 loại chất chống oxy hóa có thể giúp cơ thể ngăn ngừa ung thư. Mùi thơm của tinh dầu sả dịu, dễ chịu và có tính kháng khuẩn, diệt khuẩn mạnh mẽ. Đặc tính chống khuẩn, sát trùng của tinh dầu sả sẽ giúp cản trở sự phát triển của vi khuẩn, virus, như  từ lâu, người ta đã nhận ra rằng các bệnh nha chu là sự nhiễm trùng của nha chu, bao gồm căn nguyên vi khuẩn, phản ứng miễn dịch và phá hủy mô. Tinh dầu sả có tác dụng ức chế sự phát triển của một số loại vi sinh vật bao gồm cả vi sinh vật gây bệnh nha chu, đặc biệt là các chủng tham chiếu Actinomyces naeslundii và Porphyromonas gingivalis, vốn đã kháng với tetracycline hydrochloride [10]

Sả Việt nam được trồng trãi dài từ Bắc tới Nam, với diện tích trồng sả lớn, sau khi lấy thân, lượng lá sả sẽ được tận dụng triệt để để sản xuất tinh dầu.

Nguồn Sả chúng tôi lấy từ Tân Phú Đông, Tiền Giang, Bình Phước, Tây Ninh

 

19006648
0909344011